Thời gian qua nông nghiệp hoá học (cách mạng xanh) đã phần nào thoả mãn nhu cầu con người về năng suất lương thực do sự phát triển nhanh về dân số. Đổi lại cái đó là đất đai, môi trường và chất lượng sản phẩm nông nghiệp phải chịu ảnh hưởng xấu của nó.
Do dùng nhiều phân hoá học hệ vi sinh vật trong đất dần dần bị tiêu diệt, mất đi sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, dẫn tới giảm lượng mùn trong đất do vi sinh vật tạo ra, cây trồng thiếu thức ăn và lại càng phải bón nhiều phân hoá học để đảm bảo năng suất.
Cái vòng luẩn quẩn này ngày càng thể hiện rõ. Sau hơn 30 năm nông nghiệp hoá học đã mang lại cho đất đai sự chai cứng, khô cằn, cấu trúc đất bị phá huỷ, rác thải không chuyển được thành mùn nhờ sự hoạt động của vi sinh vật. Đất bị khai thác triệt để, không có thời gian nghỉ và không được bù lại nguồn dinh dưỡng đã bị lấy đi. Hiện nay tình trạng đất bị thoái hoá là phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Khi trong đất có đủ thức ăn cho cây – đa lượng, vi lượng và mùn – cây sẽ phát triển khoẻ mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Nhưng khi đất không cung cấp đủ thức ăn cho cây, cần thiết phải đưa nhiều loại phân hoá học vào, cây sẽ yếu hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh không tốt, và để đảm bảo năng suất cần thiết phải phun thuốc trừ sâu bệnh. Hiện này ở Việt Nam thuốc trừ sâu bệnh được sử dụng rộng rãi, kể cả các loại thuốc đã bị cấm. Thuốc sâu ngấm vào đất, thuốc sâu bay vào không khí, thuốc sâu chảy theo đường mương ra sông và ra biển gây nên sự ô nhiễm trong vùng và ra các vùng lân cận Quốc tế. Hàng năm số người bị ngộ độc do thuốc trừ sâu không ít, có bệnh phát ra ngay và cũng có bệnh ngấm dần. Người nông dân rất sợ thuốc trừ sâu, nhưng vì lo không đảm bảo năng suất, nên họ vẫn cứ phải dùng.
Nền nông nghiệp bền vững là:
- Giữ cho đất có đủ lượng mùn cần thiết cho sự bền vững về mặt sinh học và hoá học. (Giải pháp: phân ủ, phân xanh).
- Sự cân bằng về số lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của sinh vật (động vật, thực vật và vi sinh vật) (Giải pháp:phân vi sinh, phân xanh).
- Tránh các loại độc tố do thuốc trừ sâu gây nên (Giải pháp: phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, IPM).
- Đảm bảo sự đa dạng sinh học.
Tất cả các công nghệ đơn giản trên sẽ bảo vệ được cấu tạo của đất chống sự bạc màu và bảo vệ được môi trường trong lành cho cây trồng và các sinh vật trong đất – đó là nông nghiệp bền vững.
PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền
Pingback: บาคาร่าเว็บตรง ไม่ผ่านเอเย่นต์ เล่นยังไงให้บวก
Pingback: spaceball plaid
The point of view of your article has taught me a lot, and I already know how to improve the paper on gate.oi, thank you. https://www.gate.io/ru/signup/XwNAU
Pingback: anxiety therapy san diego